Trước khi lấy quẻ, chọn chỗ sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, thắp 1 nén nhang, ngoảnh mặt về phương Nam và đọc bài khấn sau:

Giả nhĩ Thái phệ hữu thường, giả nhĩ Thái phệ hữu thường!
Mỗ (Tên, chức hiệu người lập quẻ) kim dĩ mề sự vị tri khả phủ,
Viên chất sở nghi vu thần ưu linh,
Cát hung đắc thất, hối lận ưu ngu,
Duy nhĩ hữu thần, thượng minh cáo chi.

Bói bằng cỏ thi là một hình thức bói Dịch, lập quẻ bằng cách sắp các cọng cỏ thi theo một quy tắc riêng.
Bói Dịch nguyên là phép xem bói bằng mai rùa (bói giáp cốt).

Xưa kia, các thuật sĩ xem hoa văn trên mai rùa mà suy đoán khí hậu, thời tiết, các điều lành dữ… Về sau, phép bói cỏ thi được dùng thay thế hoặc bổ sung cho phép bói mai rùa.


Phương pháp bói bằng cỏ thi được ghi trong “Hệ từ truyện” (chương IX và chương XI, thiên thượng). Sau này, người ta đơn giản hóa việc lấy quẻ Dịch bằng cách gieo đồng xu (còn gọi là lắc hào).

Sau khi lập được quẻ Dịch với quẻ gốc (quẻ chủ), hào động và quẻ biến (nếu có), người giải đoán căn cứ lời quẻ (thoán từ), lời hào (hào từ) trong Kinh Dịch để luận đoán sự lành dữ, tốt xấu cho đương sự.

Lời giải là sự tổng hợp của thoán từ và hào từ của quẻ gieo được, chú trọng nhất là hào động. Ngoài ra cần xét thêm quẻ biến từ hào động và quẻ hỗ.

Khi xét quẻ biến thì bỏ đi ý nghĩa của hào tương ứng với hào động. Trong bói toán, tính trực giác của người giải đoán là rất quan trọng cho kết quả giải đoán.