Giới thiệu về gieo quẻ ba đồng xu
Trong công trình biên khảo ” Lịch sử Triết học Trung Quốc” của tác giả Phùng Hữu Lan. Khi bàn về nội dung “Phép bói của người Trung Quốc ngày xưa”. Ông đã liệt kê 6 phép dự trắc chính yếu mà ông gọi chung là thuật số, bao gồm: thiên văn, lịch phổ, ngũ hành, thi quy, tạp chiêm, và hình pháp.
Phép bói đồng xu là phép dự trắc thi quy, là một biến thể cái tiến từ phương pháp bói có thi.
Về các hình thức bói
- Phép bói giáp cốt có từ đời Thương 商 (1766-1121 TCN).
- Phép bói cỏ thi có từ đời Chu 周 (1121-255 TCN).
- Phép bói đồng xu được cho là do nhà nghiên cứu Dịch lý nổi tiếng Kinh Phòng thời Tây Hán đề xướng
Các phép bói này đến nay không còn được lưu truyền rộng rãi. Nhưng được dân gian sử dụng các biến thể mới, vay mượn từ ba hình thức bói trên.
Nghi thức gieo quẻ
Gieo quẻ là phương pháp dựa trên luật cảm-ứng, việc bói muốn thành công phải có lễ nghi và thành khẩn.
Trong bốc phệ có luật cảm ứng (nếu ta có thể gọi đó là luật). Người xem bói phải cảm (tức là thành khẩn) thì thần minh mới ứng (đáp ứng, trả lời). Những người bói toán thường vịn vào đây để chống chế cho những lời giải đoán sai lạc tối tăm của họ: Vì người xem bói không thành khẩn nên quẻ bói không linh nghiệm.
Sự thành khẩn phải thể hiện cụ thể, từ thái độ trân trọng vật để bói cho đến nghi thức tiến hành phép bói. Ngô Tất Tố ghi chép khá kỹ về nghi thức bốc phệ. Nào là cách làm nhà chứa cỏ thi, cách giữ gìn, cách bố trí chỗ bói, nào là cách khấn vái, cúng lạy, v.v. Chính lời khấn vái này phản ánh mục đích người xem bói: “Mượn ngươi vật bói lớn (đọc 2 lần). Tôi (chức tước, họ tên) vì việc chưa biết nên hay chăng, vậy đem lời nghi hoặc hỏi thần linh. Việc sẽ lành dữ, được mất, hối tiếc hay lo sợ, ngươi có thiêng hãy bảo cho rõ.”
Mục đích của gieo quẻ Kinh Dịch
Mục đích của gieo quẻ dịch Mỗi khi gặp sự việc mà bản thân còn hoài nghi chưa rõ. Muốn biết sự vật lành dữ, tốt xấu thế nào. Người ta thường xem quẻ để xin câu trả lời từ Kinh Dịch. Có rất nhiều cách gieo quẻ, nhưng căn bản nhất vẫn là cách dùng 3 đồng xu để gieo quẻ.
Tuy nhiên, cũng không nên đừng quá lạm dụng Kinh Dịch quá nhiều sẽ mất đi linh thiêng (cảm-ứng). Chỉ khi nào thực sự cần thì hãy xem, nếu bạn gieo quẻ nhiều quá bạn sẽ bị lệ thuộc và mất đi chánh kiến của bản thân mình.
Phàm người hành sự, tất có sai có đúng, phải có thất bại mới có thành công. Đức Phật đã dạy về “Tứ Diệu Đế”. Trong đó có Khổ Đế, chính là chân lý về sự Khổ. Chỉ có trải qua Khổ Đế thì mới có sự giác ngộ, mới nhận thấy được chân lý của cuộc sống.
Công cụ lập quẻ
1. Chuẩn bị sẵn 3 đồng xu
Để gieo quẻ dịch, tốt nhất là ba đồng xu cổ. Bởi người xưa cho rằng, những đồng xu cổ, trải qua thời gian dài, nó tích tụ được linh khí của trời đất, trải qua quá trình lưu chuyển của con người. Vậy nên hội tụ đủ 3 yếu tố: Thiên, Địa, Nhân. Có người còn yêu cầu cả những đồng tiền của những triều đại hoàng kim như đời Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh vì nó mang khí cường thịnh của quốc gia thời đó. Nhưng theo tôi, đây là yếu tố không cần thiết.
2. Mai rùa
Vì sao phải dùng mai rùa để gieo quẻ?
Đầu tiên, Quy là một trong bốn tứ linh, nhưng chỉ có Quy(rùa) là có thật, còn ba linh vật kia là huyền thoại, chỉ nghe nói, chưa ai thấy. Quy đứng đầu tứ linh. Theo Vương Hữu Tam, sùng bái tứ linh, nhất là sùng bái rùa là một hình thức của tôn giáo nguyên thủy của Trung Quốc.
Thứ 2, Quy là biểu tượng của tài phú, quy giáp ngoài việc dùng để bói còn là một hàng hóa giá trị, thậm chí được sử dụng là một thứ tiền tệ thời cổ xưa.
Thứ 3, Quy có tuổi thọ cao, biến hóa khôn lường, sống ở cả trên cạn và dưới nước, nên linh vật này được dùng để bói.
Thứ 4, Quy là biểu tượng tam tài: thiên địa nhân. Lưng rùa (quy bối) cong tròn lên, tượng trưng cho vòm trời; yếm rùa (phúc giáp) phẳng và có góc cạnh, tượng trưng cho đất, ứng với thuyết thiên viên địa phương (trời tròn đất vuông).
Đó là bốn lý do vì sao người ta sử dụng mai rùa, nhưng không phải vì thế mà chúng ta sát hại Rùa để lấy mai gieo quẻ, như thế càng làm sát khí của mai rùa thêm nặng, gieo quẻ sẽ phản tác dụng. Vì vậy, chỉ nên dùng những mai rùa chết do bệnh tật, do già yếu, do tự nhiên…
Ngày nay, mai rùa khan hiếm, chúng ta có thể sử dụng lòng bàn tay, dùng 2 tay úp như mua rùa để gieo quẻ cũng được, miễn sao tâm thành thì quẻ ứng.
3. Cái đĩa to
Dùng một cái đĩa để thả đồng xu khi gieo quẻ. Tốt nhất dùng dĩa to, bằng gỗ hoặc có thể bằng xứ. Làm sao để khi thả xa thì không bị bắn tung tóe ra ngoài. Không nên dùng đĩa kim loại vì kim loại có từ tính, sẽ làm nhiễu loạn tầng sóng năng lượng khi gieo quẻ.
4. Bút và giấy
Chuẩn bị bút và giấy để ghi lại 6 hào ở 6 lần gieo quẻ. Mỗi khi gieo, phải tính toán kết quả mỗi lần là âm hay dương, lão âm hay lão dương, để xét hào động.
Cách thức gieo quẻ Kinh Dịch
Khi gieo quẻ dịch, phải tìm nơi yên tĩnh, ăn mặc chỉnh tề, nếu có trầm để xông hương thì càng tốt, vì như thế sẽ kích thích sóng não và tạo không khí dễ chịu nơi gieo quẻ.
Người gieo quẻ tiến hành gieo quẻ bằng cách đặt 3 đồng xu vào mai rùa, nếu không có mai rùa thì đặt vào trong lòng bàn tay, dùng hai tay úp vào nhau. Sau đó tĩnh tâm, không nói luyên thuyên, không cười đùa, không để môi trường xung quanh tác động đến suy nghĩ của mình, cần phải thực sự nghiêm túc về việc cần hỏi của mình.
Điều quan trọng nữa là không được suy nghĩ theo hướng mình muốn về sự việc, không cầu được mất, không cầu thành bại, không sợ hãi, lo lắng, chỉ cần tập trung vào câu hỏi mình cần hỏi. Tâm bạn cần phải an, để không bị chi phối bởi quẻ.
Sau đó tiến hành xóc đều mai rùa, hoặc nếu dùng tay thì xóc tay rồi thả lên đĩa. Xóc và thả 3 đồng xu đúng 6 lần. Mỗi lần gieo xong bạn lại ghi kết quả lên đĩa, vạch liền hoặc đứt, động hoặc không động.
Các trường hợp khi gieo 3 đồng xu
Khi thả 3 đồng xu xuống thì có 4 trường hợp xảy ra.
- 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
- 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
- 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
- 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Bạn xem phần này để biết kỹ và sau đó ở mỗi lần thả 3 đồng xu thì hãy ghi lại như trên. Trong đó
- Hào có dấu chữ “o” là hào dương động, hào có dấu chữ “x” gọi là hào âm động.
- Trong quẻ hào có đánh dấu “o” và hào có dấu “x” gọi là hào động. Động thì biến, dương động biến thành âm, âm động biến thành dương.
- Trong một quẻ sáu hào toàn động thì toàn biến, sáu hào đều không động là không biến. Một vạch liền là “thiếu dương”, 2 vạch đứt là “thiếu âm”.
- Vòng tròn “o” là “lão dương” chủ về việc quá khứ, dấu “x” là “lão âm” chủ về việc tương lai. Vòng tròn “o” là hào động, dấu “x” là hào biến
Ví dụ dễ hiểu
Bạn lưu ý thứ tự ghi chép của 6 lần thả đồng xu thì được ghi chép từ dưới lên.
- Lần 6: N N N – 3 đồng đều ngửa : Hào âm động (lão âm) ghi thêm: — — x
- Lần 5: N N S – 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : Hào dương một vạch liền : ———
- Lần 4: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
- Lần 3: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
- Lần 2: N S S – 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp: Hào âm ghi một vạch đứt : — —
- Lần 1: S S S – 3 đồng đều sấp : Hào dương động ( lão dương ) ghi : ——— o
Như vậy sau 6 lần gieo quẻ, ta có được thượng quái là Khảm-Thủy, hạ quái là Ly-Hỏa. Kết luận quẻ là: Thủy Hỏa Ký Tế.
An quẻ Lục Hào
Sau khi lập được một quẻ Dịch, bước tiếp theo là chúng ta cần an quẻ lục hào để tính toán. Để an quẻ lục hào bạn cần thực hiện rất nhiều bước và có kiến thức chuyên môn tốt. Để thuận tiện cho việc an quẻ nhanh nhất, chúng tôi đã xây dựng sẵn phần mềm an quẻ lục hào.